Tin tức » Tin trong nước
Khu công nghiệp Hiệp Phước gây ô nhiễm
(10:17:58 AM 23/09/2011)
Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Hiệp Phước đang bị “đe dọa” vì nước thải vượt chuẩn từ các doanh nghiệp
Ô nhiễm tấn công người dân
Chủ tịch HĐND xã Hiệp Phước, bà Hồ Thị Thanh Sương, nói: “Người dân nuôi tôm thẻ chân trắng lấy phải nước ô nhiễm khiến tôm chết hàng loạt. Khu vực này chưa có nước máy, vì thế nước mưa là nguồn chính, người dân vẫn hứng để uống. Nhưng hiện nay không ai dám hứng nữa vì trời mưa xuống nước đen kịt, chính khói bụi từ các công ty đã ảnh hưởng đến nguồn nước mưa của người dân”. Ông Võ Văn Tại, người dân ấp 1, xã Hiệp Phước, bức xúc: “KCN quy tụ đủ các ngành nghề từ thuộc da, hóa chất, điện, sơn…, mùi hôi thối liên tục tấn công người dân cả đêm lẫn ngày”.
Để nhượng đất xây KCN Hiệp Phước, người dân xã Long Thới đã phải di dời đến khu tái định cư 26 ha (cũng tại xã Long Thới) do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp Tân Thuận làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, khu tái định cư này đang đứng trước nguy cơ trở thành ổ dịch bệnh, gây bất an cho người dân. Nguyên nhân vì hệ thống thoát nước trong khu tái định cư này bị tắc, tạo thành các vũng nước tù đọng, hôi thối và phát sinh nhiều mầm bệnh.
Sợ doanh nghiệp xả bậy
Hiện nay, KCN Hiệp Phước có 75 doanh nghiệp (DN) với khá nhiều ngành nghề gây ô nhiễm nặng, như: xi mạ, dệt nhuộm, hóa chất, vật liệu xây dựng… 100% DN đã đấu nối về hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất 3.000 m3/ngày đêm nhưng vẫn còn khoảng 10 DN xử lý cục bộ vượt tiêu chuẩn tiếp nhận. Nước thải các ngành thuộc da, thủy sản có hàm lượng nitơ cao gây khó khăn cho trạm xử lý nước thải tập trung. Theo quy định, DN phải xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn C thì trạm mới xử lý ra tiêu chuẩn B. Nếu DN không xử lý được C thì trạm cũng không thể làm được. Dù vậy, theo ông Nguyễn Xuân Hán, Chủ tịch HĐQT Công ty CP KCN Hiệp Phước, KCN không thể ngưng tiếp nhận nước thải vì “sợ” các DN này sẽ xả bậy ra môi trường. Riêng về khói bụi và mùi hôi thì hoàn toàn không thể xử lý được vì KCN không có hệ thống thu gom, xử lý.
Trước tình hình đó, bà Trương Thị Ánh, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM, yêu cầu các đơn vị quản lý cũng như KCN phải tính đến một giải pháp cứng rắn hơn là xử phạt nhằm chấm dứt tình trạng liên tục tái phạm hành vi gây ô nhiễm môi trường của DN.
KCN phải đầu tư xử lý nước thải Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường TPHCM, khẳng định: “Theo quy định, KCN phải đầu tư và quản lý hệ thống xử lý nước thải. Đó là trách nhiệm của KCN, không thể bàn giao cho TP. Bên cạnh đó, các KCN không thể thu gom bụi và mùi hôi nhưng quy định tiêu chuẩn xả thải không khí đã có, các DN phải tự khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp”.
Cũng theo ông Phước, Nghị định 88 của Chính phủ về thoát nước thải đô thị và KCN có quy định nếu DN xả thải vượt chuẩn quá 3 lần, KCN có quyền ngưng tiếp nhận, còn nếu DN xả bậy ra môi trường thì đã có các cơ quan quản lý xử phạt. |
Ý kiến bạn đọc về: Khu công nghiệp Hiệp Phước gây ô nhiễm
-
Thiên Hòa (18:21:15 PM 26/09/2011)Ô nhiễm
Ô nhiễm nặng quá !
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vụ chống lại... trạm đo gió ở Phù Mỹ, Bình Định: Dân giữ bí thư, chủ tịch xã, gây sức ép đòi thả người
-
UBND tỉnh Đắk Nông thông tin về vụ hỗn hợp vỏ cà phê trộn sỏi và nhuộm pin
-
Tin môi trường: Đà Nẵng kỷ luật Giám đốc Sở TN-MT do vi phạm liên quan đến dự án Đa Phước
-
Cà Mau: Kiểm tra toàn diện các dự án đầu tư trên các đảo trực thuộc
-
Tổng cục Môi trường: Chất thải của Formosa đạt yêu cầu
-
Thanh tra Bộ TN&MT: Đề nghị báo chí cấp tin vi phạm pháp luật tài nguyên, môi trường
-
Ngư dân Phú Quốc phát hiện cá voi xám bơi lượn lờ trên biển
-
Hà Tĩnh: Kỳ lạ giếng nước bất ngờ chứa đầy... dầu hỏa
-
Hà Tĩnh: Hàng trăm cây bưởi của một hộ dân bị chặt ngang gốc
Bài viết mới:
- Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (21/04/2018)
- Vụ thu phí trâu, bò gặm cỏ: Yêu cầu trả lại cho dân trước ngày 30-4 (21/04/2018)
- Biển Cửa Đại tan hoang, Quảng Nam họp khẩn tìm giải pháp (20/04/2018)
- Tin môi trường: Nỗ lực thực hiện việc cảnh báo sớm để hạn chế rủi ro thiên tai (20/04/2018)
- TP HCM: Đảm bảo cung cấp nước sạch trước dự báo khô hạn và xâm nhập mặn gia tăng (20/04/2018)
- Vụ chống lại... trạm đo gió ở Phù Mỹ, Bình Định: Dân giữ bí thư, chủ tịch xã, gây sức ép đòi thả người (20/04/2018)
- Phát hiện "bí mật" của mái tóc (20/04/2018)
- Hòn đảo 6 tháng của nước này, 6 tháng của nước khác (20/04/2018)
- “Làm mới” lúa Tài nguyên Vĩnh Lợi theo hướng sạch, hữu cơ (20/04/2018)
- Nông nghiệp 4.0 giúp giảm tác động biến đổi khí hậu (20/04/2018)
- Đến hội hoa anh đào Đà Lạt xem... "củi khô"
- TPHCM: chỉ 3 quận, huyện được nuôi chim yến
- Hà Nội thả đàn thiên nga xuống hồ Hoàn Kiếm
- Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3: Báo động thực trạng thất học ở trẻ em gái tị nạn
- Ngư dân Phú Quốc phát hiện cá voi xám bơi lượn lờ trên biển
- UBND TP HCM nêu lý do chậm kết luận đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải
- Quây lưới nhốt thiên nga giữa hồ để tránh bắt trộm?
- Hà Tĩnh: Kỳ lạ giếng nước bất ngờ chứa đầy... dầu hỏa
- Pháo hoa sẽ rực trời 21 tỉnh thành đêm giao thừa
- Hà Nội: Phóng sinh hơn 5 tấn cá xuống sông Hồng
- Thanh Hóa: Bắt đối tượng bức tử hơn 400 cây quất cận Tết
- Xôn xao việc tiêu hủy 4 con chim cú và diều hoa
- Đến hội hoa anh đào Đà Lạt xem... "củi khô"
- Vụ phá rừng để nuôi sò huyết tại Cà Mau: Đề nghị kiểm điểm với Chủ tịch UBND xã Rạch Chèo
- UBND TP HCM nêu lý do chậm kết luận đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải
- Ông Huỳnh Đức Thơ: Sở Xây dựng, TN-MT mất điểm, Sở KH kiểm tra lại “lính"
- Hà Nội thả đàn thiên nga xuống hồ Hoàn Kiếm
- Tạm dừng thí điểm thả thiên nga ở hồ Hoàn Kiếm
- Quây lưới nhốt thiên nga giữa hồ để tránh bắt trộm?
- Pháo hoa sẽ rực trời 21 tỉnh thành đêm giao thừa

Thông báo về Hội thảo khoa học “Cùng hành động vì môi trường Thủ đô”
(Tin Môi Trường) - Liên hiệp hội KHKT Hà Nội (HUSTA), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) và Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thủ đô (HACNE) sẽ tiến hành Hội thảo khoa học với tên gọi “Cùng hành động vì môi trường Thủ đô”

Tin môi trường: Bang California đứng đầu nước Mỹ về ô nhiễm không khí
(Tin Môi Trường) - Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách buộc bang California giảm tiêu chuẩn về khí phát thải của xe cộ, một báo cáo công bố ngày 18/4 cho thấy bang này là khu vực tập trung nhiều thành phố ô nhiễm nhất của nước Mỹ.
.jpg)