Môi trường » Tiếng ồn
Tuyên Quang: Người dân Nà Tuộc thấp thỏm nỗi lo nứt tường, đá rơi
(13:30:22 PM 28/12/2012)Ảnh minh họa
Ông Trần Văn Sính ở thôn Nà Tuộc cho biết: Nhà ông cách công trường khai thác đá khoảng 100m, tuy mới xây dựng, nhưng do đơn vị này nổ mìn với khối lượng lớn từ 1 đến 2 tấn thuốc mỗi lần đã làm ngôi nhà của ông bị rạn nứt tường, vỡ ngói. Không chỉ gia đình ông, mà một số hộ khác trong khu vực cũng chịu chung hoàn cảnh. Những lúc cao điểm, mỗi ngày đơn vị này nổ mìn 2 - 3 lần, bây giờ thì 2 - 3 ngày mới nổ một lần. Việc nổ mìn cũng làm đá rơi xuống ruộng của bà con, gây khó khăn trong canh tác. Đặc biệt, trong quá trình nổ mìn có rất nhiều đất, đá bắn vào các nhà dân xung quanh, rất nguy hiểm.
Sống ngay cạnh mỏ đá, gia đình ông Vũ Ngọc Thuần ở thôn Nà Tuộc là một trong những hộ chịu thiệt hại nặng nhất do nổ mìn. Ông Thuần cho biết: Trong quá trình đơn vị này khai thác chế biến đá, bụi đá đã làm nhiều diện tích ngô của một số hộ không thể thụ phấn vì bụi phủ đầy lên hoa ngô, những cây chuối ở cạnh đó nếu có ra quả cũng bị lép, không phát triển được. Mặt khác, vị trí đơn vị này đang khai thác cũng là nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho hơn 2 ha đất canh tác của người dân trong thôn. Từ khi đơn vị này thi công thì nguồn nước đã bị suy kiệt, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Việc nổ mìn cũng đã gây chấn động, khiến hàng trăm khối đá từ trên núi lăn xuống vườn nhà ông Thuần, gây thiệt hại về hoa màu, làm vỡ tường nhà. Lo sợ cho tính mạng của gia đình nên ông không dám ở trong ngôi nhà đó nữa.
Ông Thuần cho biết thêm: Ngày 19/7/2011, tại kỳ họp thứ 15 HĐND huyện Chiêm Hóa khóa XVII, trong báo cáo trả lời ý kiến của cử tri thôn Nà Tuộc, UBND huyện xác định: Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thương mại Quốc tế (ICT) đã hết hạn khai thác theo giấy phép quy định; đồng thời khẳng định việc khai thác đá của Công ty này đã làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh. Cụ thể: Ngày 13/6/2011, sạt lở khoảng 300m3 đất đá đã vùi lấp hoa màu và cây trồng của gia đình ông. Huyện đã yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thương mại Quốc tế (ICT) thực hiện ngay việc đền bù và trả lại diện tích đất hoa màu, cây trồng cho gia đình ông Thuần. Tuy nhiên, đến nay đơn vị này vẫn không trả tiền đền bù cho gia đình ông với lý do đá lăn khi đơn vị này không nổ mìn, công ty chỉ đền bù, chịu trách nhiệm nếu đá lăn khi nổ mìn.
Ông Hoàng Văn Chúc - Trưởng thôn Nà Tuộc cho biết: Ngay từ khi mới vào khai thác, Công ty này đã không thông qua thôn, bản. Đến nay, ông cũng như người dân ở đây chỉ biết là diện tích mỏ này hơn 4ha nhưng phạm vi khai thác, mốc lộ giới ở đâu cũng không biết. Khi giấy phép khai thác hết hạn, thôn, xã cũng không biết. Khi đơn vị này bắn nổ thì đá rơi xuống nhà dân rất nhiều, nhà ông Chúc cũng bị rạn tường, vỡ ngói. Việc nổ mìn còn gây chấn động khiến đá lăn từ trên núi xuống gây thiệt hại về hoa màu và đe dọa tính mạng gia đình ông. Người dân ở đây nhiều lần cùng ký văn bản kiến nghị lên xã, huyện, nhưng vẫn không thấy hồi âm. Ông chỉ mong muốn chính quyền hỗ trợ gia đình ông di dời đến nơi an toàn.
Được biết, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thương mại Quốc tế (ICT) được UBND tỉnh Tuyên Quang cấp giấp phép khai thác khoáng sản số 01/GP-UBND ngày 7/3/2008, có thời hạn đến ngày 7/3/2011 (3 năm) trên diện tích 4ha. Ngày 11/1/2012, Công ty này tiếp tục được UBND tỉnh Tuyên Quang đồng ý gia hạn giấp phép khai thác khoáng sản số 01/GP-UBND ngày 7/3/2012 với thời hạn 2 năm.
Trước bức xúc của người dân ở đây, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác đá tại mỏ đá Nà Tuộc, giúp người dân ổn định cuộc sống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
-
Điểm du lịch rừng dừa nước Bảy Mẫu Hội An "ô nhiễm" bởi tiếng ồn
-
TP HCM: Ô nhiễm tiếng ồn và những hệ lụy khó lường
-
Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ siết chặt quản lý việc nổ mìn tại các mỏ khai thác đá
-
Doanh nghiệp tư nhân Trần Phúc phải tuân thủ nghiêm quy định an toàn khi nổ mìn phá đá
-
Đắk Nông: Cần sớm xử lý việc nổ mìn phá đá gây nguy hiểm cho người dân ở xã Đắk R’Moan
-
Mệt mỏi với tiếng ồn
-
Long An: Đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ thỏa đáng diện tích lúa bị thiệt hại do nước xả thải
-
Bụi và tiếng ồn "tấn công" TP HCM
Bài viết mới:
- Huy động giải pháp cấp bách để ngăn ngừa sự cận kề tuyệt chủng của “Kỳ lân” châu Á (13/08/2022)
- Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu (12/08/2022)
- Cụm Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt được trao Giải thưởng Môi trường Việt Nam (10/08/2022)
- Vinamilk đầu tư lớn làm phim 3D, xây dựng thế giới thần tiên cho trẻ em (09/08/2022)
- Một số kinh nghiệm của Hội BVTT & MT Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường (06/08/2022)
- Ngành thực phẩm Việt Nam thảo luận cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng (06/08/2022)
- Diễn viên Tăng Thanh Hà bảo trợ một cá thể gấu ngựa con được cứu hộ từ Điện Biên (06/08/2022)
- Hợp tác nhằm xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng (06/08/2022)
- Ninh Thuận:Sét đánh chết người (05/08/2022)
- Kêu gọi “Cùng gieo hạt ngày khai trường” (04/08/2022)

Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
(Tin Môi Trường) - Ngày 31/1, ngày cuối cùng của tháng 1/2021, Bắc Bộ tiếp tục có sương mù dày khiến không khí bị ô nhiễm, nhiều điểm ở mức rất có hại cho sức khỏe.

Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
(Tin Môi Trường) - Cụm công trình đầu mối hồ chứa nước Sông Cái, thuộc dự án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ - tỉnh Ninh Thuận, có dung tích 219 triệu m3 hoàn thành đưa vào sử dụng có vai trò rất lớn trong quản lý Tài nguyên nước đối với tỉnh nhà.

Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
(Tin Môi Trường) - Liên quan vụ 'bắt quả tang xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang xả thải trái phép ra môi trường', cảnh sát môi trường Đồng Nai đã khai quật, phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại tại xí nghiệp này.

Ra mắt Quỹ Bảo tồn Loài với tổng kinh phí 1,4 triệu USD tại Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày Môi trường Thế giới năm nay đánh dấu sự ra mắt của Quỹ Bảo tồn Loài với tổng kinh phí 1,4 triệu USD tại Việt Nam. Đây là Quỹ do Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học thuộc Dự án Quản lý Rừng Bền vững và Bảo tồn Đa dạng Sinh học (VFBC), do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, thành lập.
.jpg)