Thừa Thiên - Huế: Thực hiện lần đầu tiên mô hình trồng rừng bán ngập
(14:15:27 PM 11/04/2016)
Thừa Thiên - Huế: Thực hiện lần đầu tiên mô hình trồng rừng bán ngập
Khu vực thiết kế mô hình trồng rừng bán ngập ở lòng hồ thủy lợi Tả Trạch có diện tích 1 ha, gồm 3 lô, khoảnh 10, tiểu khu 171, nằm trên địa bàn xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trên diện tích này được nghiên cứu trồng 2 loài cây, đó là cây tràm úc (24 tháng tuổi) và cây gáo (bằng hom và hạt, 12 tháng tuổi). Đợt này, các đơn vị ra quân trồng với số lượng 2.100 cây gồm các giống cây vừa nêu, với kinh phí đầu tư cho mô hình rừng trên đất bán ngập này trên 120 triệu đồng, do Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế bố trí.
Rừng bán ngập sau khi trồng được tiến hành theo dõi, chăm sóc liên tục trong 3 năm để đánh giá mức độ sinh trưởng, phát triển của rừng tràm úc và cây gáo. Trong phạm vi rừng trồng sẽ bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra bảo vệ, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh gây hại; đồng thời cắm các loại bảng nghiêm cấm thuyền bè, gia súc trâu bò qua lại phá hoại cây trồng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có khoảng 6.000 ha đất bán ngập trên lòng hồ thủy điện, thủy lợi. Điều đáng nói là diện tích trên, vào mùa mưa thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi đất xuống bồi lấp lòng hồ, bồi lắng các dòng chảy của sông, suối.
Thành công trong việc trồng rừng bán ngập ở lòng hồ thủy lợi Tả Trạch là cơ sở để nhân rộng mô hình rừng bán ngập, có ý nghĩa lớn trong việc tận dụng quỹ đất bán ngập ở các lòng hồ thủy lợi, thủy điện đang còn bỏ hoang hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
-
Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
-
Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
-
Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
-
4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
-
Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
-
Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
-
Cà Mau chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô
-
Biến đổi khí hậu: Đa dạng hóa cây rừng tăng hấp thụ CO2
Bài viết mới:
- Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu Xuân Quý Mão (30/01/2023)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh và khát vọng xanh (28/01/2023)
- Cây Thị hùng vĩ bậc nhất từ trước tới nay được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (12/01/2023)
- Hội Nhà văn TP.HCM trao giải thưởng văn học năm 2022 (11/01/2023)
- Cây Cọ xẻ đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (07/01/2023)
- Hội xuân Quý Mão 2023: "Dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đại tháo đường" (07/01/2023)
- Những cây đại thụ gần kinh đô Văn Lang được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (01/01/2023)
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai cố gắng duy trì mạng lưới tổ chức và có nhiều hoạt động thiết thực (28/12/2022)
- Lễ hội Mai vàng An Nhơn lần thứ I - 2023” với chủ đề “Khát vọng tỏa sáng” (27/12/2022)
- Ngày hội người Bình Định lần 7-2023 với chủ đề “Khát vọng người Bình Định” (27/12/2022)

Vụ hè thu, vụ mùa Nam Trung bộ, Tây Nguyên mưa thuận gió hoà
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 15/9, tại tỉnh Ninh Thuận, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu, vụ mùa năm 2022 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2022 - 2023 các tỉnh, thành Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống cơn bão số 4 tại Ninh Thuận
(Tin Môi Trường) - Trong bản tin bão khẩn cấp – cơn bão số 4, lúc 17 giờ ngày 26/9, Đài KTTV tỉnh Ninh Thuận dự báo trong 24 giờ tới, vùng biển ngoài khơi tỉnh Ninh Thuận, có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10.

Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
(Tin Môi Trường) - Một nghiên cứu mới đây cho thấy sự tiến hóa của rễ cây đã dẫn đến cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất hàng trăm triệu năm trước.
.jpg)