Hội thảo chia sẻ vùng về thực hiện REDD+
(18:42:05 PM 21/10/2014)Quang cảnh hội thảo
Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm lần thứ 5 giữa các nước đối tác ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Chương trình UN-REDD là một cơ hội chia sẻ thông tin và học hỏi lẫn nhau giữa các nước trong khu vực. Các chuyên gia đến từ Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và một số tổ chức khác có triển khai hoạt động tương tự trong khu vực cũng đã chia sẻ những thông tin cập nhật nhất về các hướng dẫn quốc tế và khuyến nghị kỹ thuật về chủ đề NFMS và RELs.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế của Tổng cục Lâm nghiệp, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một hệ thống giám sát tài nguyên rừng quốc gia nhằm mục tiêu lồng ghép lĩnh vực lâm nghiệp vào tổng thể các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia.
NFMS và RELs là hai trong số bốn việc mà mỗi quốc gia cần phải thực hiện nếu muốn tham gia vào cơ chế REDD trong vai trò là một thoả thuận ứng phó biến đổi khí hậu quốc tế trong tương lai.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đã tiến sang giai đoạn thứ hai trong tiến trình chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện REDD (REDD Readiness). Đây là giai đoạn thiết kế và triển khai thí điểm các hoạt động trình diễn tại hiện trường. Những kinh nghiệm thu được từ quá trình này là rất có giá trị đối với các nước khác trong khu vực.
Hội thảo lần này là một phần trong chuỗi những hội thảo chia sẻ kinh nghiệm vùng với vai trò như là một công cụ để các nước đối tác của Chương trình UN-REDD ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ và đạt được sự nhất quán về phương pháp tiếp cận, chia sẻ những thành công và học hỏi kinh nghiệm ứng phó với các thách thức trong tiến trình chuẩn bị thực thi REDD . Đồng tham gia tổ chức hội thảo còn có hai dự án do USAID tài trợ, gồm dự án SilvaCardbon và dự án LEAF.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Cà Mau: Hơn 3.540 ha rừng ở cấp báo động cháy nguy hiểm
-
Dấu ấn bất hòa với thiên nhiên
-
Tàn phá thiên nhiên và cái giá phải trả
-
Cà Mau nỗ lực bảo vệ hơn 41.000 ha rừng trong mùa khô
-
4 nước sở hữu "lá phổi xanh" của Trái đất đánh mất rừng nhiều nhất thế giới
-
Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người
-
Lâm Đồng tăng cường quản lý bảo vệ rừng trong mùa khô
-
Cà Mau chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô
-
Biến đổi khí hậu: Đa dạng hóa cây rừng tăng hấp thụ CO2
Bài viết mới:
- Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu Xuân Quý Mão (30/01/2023)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh và khát vọng xanh (28/01/2023)
- Cây Thị hùng vĩ bậc nhất từ trước tới nay được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (12/01/2023)
- Hội Nhà văn TP.HCM trao giải thưởng văn học năm 2022 (11/01/2023)
- Cây Cọ xẻ đầu tiên được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (07/01/2023)
- Hội xuân Quý Mão 2023: "Dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đại tháo đường" (07/01/2023)
- Những cây đại thụ gần kinh đô Văn Lang được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (01/01/2023)
- Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai cố gắng duy trì mạng lưới tổ chức và có nhiều hoạt động thiết thực (28/12/2022)
- Lễ hội Mai vàng An Nhơn lần thứ I - 2023” với chủ đề “Khát vọng tỏa sáng” (27/12/2022)
- Ngày hội người Bình Định lần 7-2023 với chủ đề “Khát vọng người Bình Định” (27/12/2022)

Vụ hè thu, vụ mùa Nam Trung bộ, Tây Nguyên mưa thuận gió hoà
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 15/9, tại tỉnh Ninh Thuận, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu, vụ mùa năm 2022 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2022 - 2023 các tỉnh, thành Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống cơn bão số 4 tại Ninh Thuận
(Tin Môi Trường) - Trong bản tin bão khẩn cấp – cơn bão số 4, lúc 17 giờ ngày 26/9, Đài KTTV tỉnh Ninh Thuận dự báo trong 24 giờ tới, vùng biển ngoài khơi tỉnh Ninh Thuận, có gió mạnh cấp 8, cấp 9, sau tăng lên cấp 10.

Rễ cây là thủ phạm gây ra nhiều sự kiện tuyệt chủng kinh hoàng nhất Trái đất
(Tin Môi Trường) - Một nghiên cứu mới đây cho thấy sự tiến hóa của rễ cây đã dẫn đến cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất hàng trăm triệu năm trước.
.jpg)