Môi trường
Gia Lai: 12 năm định cư, xây dựng kinh tế mới, nhiều hộ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(10:05:07 AM 26/11/2014)Nhiều hộ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất- Ảnh: TL
Theo tiêu chuẩn mỗi hộ được cấp 400m2 đất ở và 5.000m2 đất sản xuất. Đến thời điểm này, trong khi tỉnh Hải Dương đã hoàn thành nghĩa vụ chi trả toàn bộ kinh phí giao đất thì tỉnh Gia Lai mà cụ thể là huyện Kông Chro vẫn “dậm chân” tại chỗ, chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân.
Ông Nhữ Văn Vĩnh, Trưởng thôn Hòa Bình, xã Yang Nam, huyện Kông Chro chia sẻ: Chúng tôi vào đây theo diện phát triển kinh tế mới và được chính quyền địa phương cấp cho 5 sào đất để ổn định sản xuất. Tuy nhiên, đã gần 12 năm, đất của chúng tôi vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nên gây rất nhiều khó khăn. Để có vốn mở rộng phát triển kinh tế, chúng tôi phải nhờ bên địa chính xác nhận có đất, có nhà thì ngân hàng mới cho vay.
Lý giải về điều bất hợp lý này, đại diện chính quyền huyện Kông Chro cho rằng, do diện tích đất của những hộ đi kinh tế mới nằm trong phần đất lâm nghiệp nên chưa thể cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông Phạm Huy Vân, Phó trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Kông Chro cho biết: Qua xác minh thì đất mà các hộ dân được cấp thuộc đất rừng nên không thể tiến hành cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng được.
Lý do này chưa thật sự thuyết phục bởi việc bố trí đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân đã được hai tỉnh Gia Lai và tỉnh Hải Dương thống nhất và qui định rõ từ đầu. Thậm chí, huyện Kông Chro còn triển khai san ủi, giải phóng mặt bằng trước khi bàn giao đất cho dân. Nếu cho rằng đất của các hộ thuộc đất lâm nghiệp thì cần phải nghiêm túc xem lại trách nhiệm của ngành chủ quản khi giao đất cho dân. Ông Nhữ Văn Vĩnh, Trưởng thôn Hòa Bình, xã Yang Nam, huyện Kông Chro cho rằng: Sự việc này quá bất hợp lý vì khi địa phương phân lô là không cận rừng. Tôi khẳng định trong 60 hộ vào đây thì chỉ có khoảng 6 đến 7 hộ có diện tích đất gần rừng, có thể họ xâm lấn thêm một, hai sào. Còn những khu vực không cận rừng đều đã được phân lô liền kề nhau.
Gần 12 năm định cư ổn định nhưng vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở hợp pháp, 90% hộ dân ở thôn Hòa Bình chán nản bán tháo nhà cửa, vườn tược tìm đến nơi thuận lợi hơn để an cư lạc nghiệp dù biết rằng việc sang nhượng này là không hợp pháp. Tỉnh Gia Lai cần nhanh chóng khắc phục ngay thực trạng này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những hộ dân đã tự nguyện đến xây dựng và phát triển kinh tế mới tại huyện Kông Chro.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Gia Lai: 12 năm định cư, xây dựng kinh tế mới, nhiều hộ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phải sớm công bố việc xử lý các bên liên quan vụ Formosa
-
Singapore đăng cai sự kiện công trình xanh hàng đầu Châu Á
-
Tỉnh Sơn La tập trung khắc phục hậu quả lũ ống, lũ quét
-
6 nhà dân ở Sóc Trăng bị hỏng do sạt lở đất
-
Hội thảo tư vấn Quản lý sức khỏe môi trường tại Việt Nam
-
Phát triển bền vững trước thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu
-
Bờ biển Nhật Lệ và Mỹ Cảnh bị sạt lở nghiêm trọng ở Quảng Bình
-
Vườn quốc gia Tràm Chim: Sếu đầu đỏ bay về ngày càng ít
-
Gần 269.000 tấn nhựa ô nhiễm trôi lềnh bềnh trên đại dương
Bài viết mới:
-
Những con tàu đắm nổi tiếng dành cho người mê thám hiểm (25/04/2018)
- Chủ tịch Hội đồng Thơ TP.HCM xin từ chức vì ”Ngộ độc thơ” (25/04/2018)
- Dự án FLC ở Quảng Ngãi: Mới chỉ là nghiên cứu, nhưng lại sắp khởi công? (24/04/2018)
- Bí ẩn loài cá hiếm sông Đà trong như thủy tinh, mềm hơn bún (24/04/2018)
- Dòng sông màu xanh ngọc lam tự nhiên ở Indonesia (24/04/2018)
- Bà Ngụy Thị Khanh, người đoạt giải thưởng Goldman đầu tiên cho Việt Nam (23/04/2018)
- Giải thưởng Môi trường Goldman vinh danh 7 Anh hùng môi trường (23/04/2018)
- TP.HCM có thùng rác cảm biến biết nói "cảm ơn" (23/04/2018)
- Thủ tướng: Điều tra, khởi tố nghiêm túc vụ “cà phê nhuộm pin” (23/04/2018)
- “Sống khỏe” nhờ huấn luyện cá lóc biết bay (23/04/2018)
- Bôxit Tân Rai và Nhân Cơ: thiết bị xuống cấp, nguy cơ ô nhiễm
- Bãi rác Đa Phước chậm khắc phục vi phạm môi trường
- Đồng Nai còn nhiều trang trại chăn nuôi chưa tuân thủ bảo vệ môi trường
- Vĩnh Phúc: Độc đáo lời thề giữ rừng "Ai phá rừng thì bị trời tru đất diệt!"
- Đề xuất kháng nghị bản án sơ thẩm dành cho “đầu sỏ” buôn lậu sừng tê giác
- Huyền Trân dưới nền resort
- Bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên nước với sự tham gia của tình nguyện viên và cộng đồng
- Nghịch lý nuôi hổ “bảo tồn” của trùm buôn lậu động vật hoang dã cần phải chấm dứt!
- Đồng Nai: Giảm sản lượng khai thác tại 19 mỏ đá để bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường
- “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác” xuân Mậu Tuất 2018
- Cà Mau: Làm rõ việc doanh nghiệp khai thác trái phép diện tích mặt biển
- Bãi rác Đa Phước chậm khắc phục vi phạm môi trường
- Đồng Nai còn nhiều trang trại chăn nuôi chưa tuân thủ bảo vệ môi trường
- Khơi thông dòng chảy để thoát lũ cho Sông Hương
- Hẻm bích họa mới trong lòng Đà Nẵng
- Bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên nước với sự tham gia của tình nguyện viên và cộng đồng
- Đồng Nai: Giảm sản lượng khai thác tại 19 mỏ đá để bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường
- Phóng sinh thiếu hiểu biết, tội nhiều hơn phúc
- Chính thức gửi văn bản phản đối Táo quân miệt thị cộng đồng LGBT
- Giám sát, đảm bảo môi trường tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận

TP HCM: Đảm bảo cung cấp nước sạch trước dự báo khô hạn và xâm nhập mặn gia tăng
(Tin Môi Trường) - Trước dự báo khô hạn và xâm nhập mặn gây gắt trong mùa khô 2018 , các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung cấp nước sạch sinh hoạt, sản xuất cho hơn 10 triệu dân của thành phố.

Sông Đồng Nai lại bị lấp, lấn
(Tin Môi Trường) - Vị trí lấp, lấn sông Đồng Nai lần này nằm bên phải cầu Bửu Hòa, vị trí trung tâm ngay giữa lòng TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Quảng Ninh: Bắt giữ 2 đối tượng xả chất thải lỏng ra môi trường tự nhiên
(Tin Môi Trường) - Công an huyện Hải Hà vừa phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng đổ chất thải lỏng ra môi trường tự nhiên thuộc thôn 1, xã Quảng Phong (Hải Hà).

Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ siết chặt quản lý việc nổ mìn tại các mỏ khai thác đá
(Tin Môi Trường) - Nhiều năm qua, người dân sống gần các khu vực khai thác đá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, nhà cửa bị nứt nền, nứt tường sống trong cảnh nơm nớp lo sợ.
.jpg)