Môi trường
TP. HCM: Khó dời cơ sở ô nhiễm ra ngoại thành
(11:49:33 AM 17/06/2014)
HĐND TP HCM giám sát Công ty nước mắm Việt Hương Hải
Theo quy hoạch hệ thống các cơ sở giết mổ trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2011-2015, đến cuối năm 2013, tất cả các cơ sở giết mổ gia súc thủ công hiện hữu phải chấm dứt hoạt động, 24 cơ sở giết mổ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực nội thành phải di dời về các nhà máy giết mổ tập trung ở ngoại thành, trong đó có nhà máy giết mổ Tân Thạnh Tây (huyện Củ Chi) của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn.
Chờ “đại lò mổ”
Lãnh đạo UBND quận 8 cho biết trên địa bàn quận có Trạm Kinh doanh gia súc số 4 (của Tổng Công ty Vissan) và cửa hàng thực phẩm Bình Đông phải di dời theo kế hoạch của TP. Hiện nay, cả 2 cơ sở trên xin gia hạn thời gian di dời vì các khu giết mổ tập trung chưa được xây dựng xong. Tương tự, tại quận Gò Vấp, Trung tâm Giết mổ gia cầm An Nhơn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng cũng chưa có nơi để di dời. Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, ngoài Trung tâm Giết mổ gia cầm An Nhơn, quận này còn 24 cơ sở giết mổ trái phép hoạt động trong khu dân cư, gây bức xúc cho người dân nhưng rất khó xử lý do các lò mổ này hoạt động về đêm, lại liên kết chặt chẽ với nhau từ rất lâu.
Mới đây, báo cáo với đoàn giám sát của HĐND TP HCM, lãnh đạo sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết ngoài 1 cơ sở giết mổ bị buộc phải đóng cửa, 23 cơ sở còn lại vẫn chưa di dời theo kế hoạch của TP vì 7 nhà máy giết mổ tập trung vẫn chưa xây dựng xong. Nguyên nhân chậm tiến độ là do vướng mắc trong thủ tục thẩm định giá thuê đất, giấy phép xây dựng và đặc biệt là nguồn vốn. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư nhà máy giết mổ mới rất băn khoăn vì nhà máy nằm ở vị trí không thuận lợi. Bởi lẽ, các cơ sở giết mổ thường nằm gần khu dân cư hay các chợ đầu mối để thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm, nay đưa về ngoại thành và các tỉnh lân cận nên các chủ đầu tư lo lắng sẽ không thu hút được các cơ sở giết mổ. Dự kiến, đến cuối năm 2015, các nhà máy giết mổ tập trung mới đi vào hoạt động.
Chẳng biết dời đi đâu
Công ty TNHH Nước mắm Việt Hương Hải có khá nhiều cơ sở trên địa bàn quận 8, gây bức xúc cho người dân về nước thải và mùi hôi “đặc trưng”. Lãnh đạo công ty này trần tình do TP chưa có quy hoạch tập trung cho ngành nước chấm nên dù đã hết hạn di dời theo yêu cầu của quận 8, công ty vẫn chưa biết dời đi đâu. Vừa qua, công ty đã chủ động liên hệ với các đối tác có xưởng nước mắm ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An để tìm vị trí. Trong khi chờ tìm được mặt bằng di dời, công ty cam kết thực hiện nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm: lắp nắp đậy cho thùng chứa, che chắn khu vực nhà xưởng… để giảm mùi hôi, đầu tư hệ thống xử lý nước thải công suất 10 m3/ngày đêm.
Việc di dời 14 doanh nghiệp gây ô nhiễm hoạt động trong khu dân cư trên địa bàn quận Gò Vấp cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh vấn đề chi phí, bà Hoa cho biết phần lớn đó là các cơ sở sản xuất nhỏ, nhu cầu thuê mặt bằng sản xuất từ 200-1.000 m2, trong khi các khu công nghiệp chỉ cho thuê mặt bằng từ 5.000 m2 trở lên. Do vậy, trong khi chờ TP đầu tư các cụm tiểu thủ công nghiệp, bắt buộc quận phải gia hạn thời gian hoạt động cho các cơ sở này. Đây cũng là khó khăn chung của các cơ sở dệt nhuộm tại “điểm đen” ô nhiễm khu phố 4 và 5, phường Đông Hưng Thuận, quận 12. Điều đáng nói là tiến độ đầu tư các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TP hiện nay cũng hết sức trầy trật. Chưa kể, theo ông Cao Tung Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, TP có chủ trương không tiếp nhận đầu tư các ngành nghề gây ô nhiễm nên dẫu các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có hình thành cũng không thể đưa các cơ sở này vào, trừ khi TP cho phép tiếp nhận.
Cần cải tiến công nghệ
Năm 2003-2007, TP đã thực hiện di dời trên 1.400 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội thành ra ngoại thành. Thế nhưng khi đến nơi mới, các cơ sở này vẫn tiếp tục hình thành những điểm ô nhiễm và bị buộc phải di dời. Đợt giám sát công tác bảo vệ môi trường tại KCN Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) của HĐND TP HCM mới đây cho thấy KCN này vẫn còn gây ô nhiễm. Theo ông Nguyễn Tấn Tuyến, Phó Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND
TP HCM, KCN Lê Minh Xuân đã quá “nổi tiếng” về mức độ ô nhiễm. Từ thực tế của KCN này, ông Tuyến đề nghị các sở, ngành cần hướng dẫn doanh nghiệp trong diện phải di dời cải tiến công nghệ để tránh tình trạng đem ô nhiễm từ nơi này sang nơi khác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2020
-
10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2019
-
Bộ Công Thương sẽ đề xuất mở rộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên
-
10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2018
-
Vì Môi trường xanh quốc gia 2018
-
Xác định 187 “điểm đen” ô nhiễm môi trường, Hà Nội tìm cách khắc phục
-
3 lần Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói đại biểu "yên tâm"
-
10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước năm 2017
-
10 sự kiện môi trường nổi bật trong nước của năm 2016
Bài viết mới:
-
Khai mạc Hội sách Tri thức Kết nối yêu thương (16/04/2021)
- Đồng hành cùng ngư dân phát triển nghề bền vững tại Quảng Ninh (16/04/2021)
- "Lý lịch" của dòng sữa tươi Green Farm đang được nhiều bạn trẻ chú ý (14/04/2021)
- Thêm một dự án quốc tế về phát triển ngành ươm giống thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực ĐBSCL (14/04/2021)
- Nhiều bất thường từ vụ đấu giá mỏ cát (13/04/2021)
- TP.HCM: Đề xuất thành lập Khu bảo tồn biển Cần Giờ (13/04/2021)
- Chiến dịch “Triệu ly sữa yêu thương, triệu nụ cười hạnh phúc” nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng mạng (12/04/2021)
- An Giang:Làm rõ vụ dân "tố" doanh nghiệp khai thác cát trái phép gây sạt lở bờ sông (12/04/2021)
- Làm rõ thực hư vụ trúng thầu mỏ cát hơn 2.800 tỉ đồng (12/04/2021)
- Đắk Nông:Giao đất sai luật, nguyên phó chủ tịch huyện bị khởi tố (12/04/2021)
- Xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn MDF Hòa Bình 200 triệu đồng vì xả thải vượt ngưỡng ra môi trường
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Đại hội XIII của Đảng: Kỳ vọng tạo bước đột phá trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường
- Truyền thông lồng ghép bảo vệ động vật hoang dã trong các hoạt động liên quan đến y học cổ truyền
- 2 công ty xử lý rác tại TPHCM chậm khắc phục ô nhiễm
- Đầu xuân nên xin chữ gì để kinh doanh thuận buồm xuôi gió?
- Lâm tặc hạ gỗ quý gần chốt bảo vệ rừng
- Ngày Động Thực vật Hoang dã Thế giới 2021: Hãy lựa chọn sáng suốt để bảo vệ động vật hoang dã
- Bảo Lộc đừng để những người con xa quê phải tiếp tục thở dài bởi những ngọn đồi nham nhở!
- Kiến nghị Quy hoạch điện VIII: Không phát triển thêm các dự án nhiệt điện than mới
- Xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn MDF Hòa Bình 200 triệu đồng vì xả thải vượt ngưỡng ra môi trường
- Đại hội XIII của Đảng: Kỳ vọng tạo bước đột phá trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- 2 công ty xử lý rác tại TPHCM chậm khắc phục ô nhiễm
- Đầu xuân nên xin chữ gì để kinh doanh thuận buồm xuôi gió?
- Lâm tặc hạ gỗ quý gần chốt bảo vệ rừng
- Truyền thông lồng ghép bảo vệ động vật hoang dã trong các hoạt động liên quan đến y học cổ truyền
- Ngày Động Thực vật Hoang dã Thế giới 2021: Hãy lựa chọn sáng suốt để bảo vệ động vật hoang dã
- Kiến nghị Quy hoạch điện VIII: Không phát triển thêm các dự án nhiệt điện than mới
- Bảo Lộc đừng để những người con xa quê phải tiếp tục thở dài bởi những ngọn đồi nham nhở!

Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
(Tin Môi Trường) - Ngày 31/1, ngày cuối cùng của tháng 1/2021, Bắc Bộ tiếp tục có sương mù dày khiến không khí bị ô nhiễm, nhiều điểm ở mức rất có hại cho sức khỏe.

Cảnh báo về tình trạng sụt lún tại Đồng bằng sông Cửu Long
(Tin Môi Trường) - Sáng 22/3, tại hội thảo về quản trị khai thác nước ngầm và sụt lún đất ở Đồng bằng sông Cửu Long do Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về tình trạng sụt lún đất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng.

TPHCM: Đề xuất chi 13 tỷ đồng thuê máy vớt 4.500 tấn rác trên kênh
(Tin Môi Trường) - Để làm sạch tuyến kênh rộng 70ha, Sở Giao thông vận tải TPHCM đề xuất chi gần 13 tỷ đồng thuê máy vớt rác trong 10 tháng, khoảng 4.500 tấn rác.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
.jpg)