Hỏi và đáp
Những lưu ý với mẹ sinh mổ
(03:37:51 AM 01/07/2012)
Nằm nghiêng là tư thế phù hợp nhất với những sản phụ sinh mổ. Tuy nhiên, trong vòng 6 giờ đầu sau mổ, bạn đừng gối đầu.
Đẻ thường đã phải giữ gìn rất kỹ, sinh mổ càng phải cẩn thận hơn, không chỉ vì cơ thể có vết thương khá lớn, mà còn vì việc sinh mổ không có lợi cho bài tiết sản dịch và phục hồi tử cung.
Tỷ lệ sinh mổ ở Việt Nam, nhất là các thành phố lớn, ngày một cao. Thông thường, sản phụ sẽ được cắt chỉ sau khoảng một tuần, rồi xuất viện. Nhưng chừng nào vết thương chưa lành hẳn, chừng đó bạn còn phải kiêng cữ một cách khoa học, vì những biến chứng xảy ra không chỉ khiến bạn đau đớn, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến em bé đang thời trứng nước của bạn.
Tư thế nằm
Tư thế nằm ngửa sẽ khiến bạn đau đớn rất nhiều, vì thế nên nằm nghiêng, kê gối sau lưng, tạo với mặt giường một góc khoảng 20 – 30 độ. Tư thế này sẽ giảm tối đa việc tác động đến vết mổ, nhất là khi dịch chuyển cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý rằng càng ít cử động thì càng đỡ đau.
Trong vòng 6 giờ đầu tiên, cơ thể bạn vẫn còn bị ảnh hưởng của thuốc dùng gây tê màng cứng khi mổ, vì vậy bạn nên nằm duỗi thẳng người, không kê gối, để tránh một tác dụng phụ của thuốc là đau đầu. Sau khoảng thời gian này, bạn vẫn nên nằm nghiêng để giảm đau.
Đẻ thường đã phải giữ gìn rất kỹ, sinh mổ càng phải cẩn thận hơn. (ảnh minh họa)
Dĩ nhiên bạn cần nghỉ ngơi sau ca mổ đẻ, nhưng đừng nằm bất động quá lâu kẻo sản dịch sẽ bị ứ lại trong tử cung, không thoát ra được, rất nguy hiểm. Vì vậy sau 1 ngày, bạn nên tập cử động chân tay rồi nhúc nhắc ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu.
Tuy nhiên, trong vòng 2 tháng, người sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình, đừng cố tự làm nếu muốn nhanh bình phục. Bạn cũng đừng mang vật gì nặng quá trọng lượng của em bé. Đừng lên xuống cầu thang quá nhiều, cũng không tự lái xe, vì việc xử lý những tình huống bất ngờ gặp phải trên đường có thể gây những chấn động mạnh lên vết mổ.
Chỉ ăn nhẹ
Bạn không được phép ăn gì trong vòng 6 giờ sau mổ vì lúc này, dưới tác động của các thuốc dùng trong ca phẫu thuật, nhu động ruột của bạn đang ở mức rất thấp, đường ruột ứ rất nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu. Vì vậy thức ăn đưa vào sẽ rất khó tiêu hóa, gây đầy hơi, táo bón, khiến cơ thể càng mệt mỏi, lâu phục hồi.
Sau khoảng thời gian trên, bạn có thể ăn những đồ mềm, lỏng. Canh củ cải được cho là món hợp lý để giúp giải phóng bớt khí trong đường ruột, tăng nhu động. Không nên dùng nhiều chất đường – bột hay các sản phẩm từ đậu tương vì chúng dễ gây đầy hơi. Cũng không nên ăn cá vì nó không có lợi cho sự đông máu sau mổ, khiến vết thương lâu lành.
Tình trạng táo bón, đầy hơi thường vẫn tồn tại sau mổ 3 – 5 ngày do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế bạn nên uống nhiều nước để nhanh chóng đào thải chúng. Đừng uống nước lạnh.
Chăm sóc vết mổ
Hãy “cư xử’ với vết thương đúng như những gì mà bác sĩ căn dặn bạn. Không tự ý bôi thuốc gì lên đó, không thảo bỏ hết găng gạc nhưng cũng đừng băng quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này đều có thể gây viêm nhiễm hoặc làm tăng tổn thương. Sản phụ cũng phải giữ gìn tối đa để tránh bị cảm mạo, cảm cúm, vì khi đó sức đề kháng sẽ giảm và nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên.
Hãy nghĩ đến viêm nhiễm và gọi cho bác sĩ ngay nếu vết mổ đau nhiều ngay cả khi không cử động, nhìn có màu hồng, sưng lên. Nên đo thân nhiệt thường xuyên, nếu sốt quá 38 độ C thì rất có khả năng bạn đã bị viêm nhiễm (có thể vết mổ không có dấu hiệu gì đặc biệt nhưng trong tử cung lại “có chuyện” do sản dịch ứ trệ, tử cung kém co hồi), cần tư vấn bác sĩ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có nên tưới cây vào trưa nắng?
-
Rùa đầu to có nằm trong danh sách động vật cần bảo vệ?
-
Vỏ cây sui diệt ốc bươu vàng?
-
Giá trị dinh dưỡng của bưởi Mỹ có khác với bưởi trồng trong nước?
-
Có nên trồng cây bàng trong vườn nhà?
-
Ở vùng ngập nước, trồng loại rau gì?
-
Cây phượng tím có trồng được ở miền Bắc không?
-
Hoa trà ở Việt Nam mang ý nghĩa thanh tao do khó trồng?
-
Việt Nam có phải là một trong những quốc gia có không khí ô nhiễm?
Bài viết mới:
- JEBO: "Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thông tin sai sự thật" (07/12/2019)
- Chủ tịch Hà Nội:"Không công nghệ nào có thể làm sạch sông Tô Lịch" (06/12/2019)
-
Những tấm ảnh quặn đau mà chúng ta không thể thờ ơ (06/12/2019)
- Lễ bàn giao mẫu vật giám định sừng tê giác bị tịch thu tại Việt Nam cho đại diện Cơ quan quản lý CITES Nam Phi (06/12/2019)
- Miễn phí hoàn toàn Data Roaming cho cổ động viên Việt Nam sang Philippines (06/12/2019)
- Trong tháng 12 sẽ cưỡng chế dứt điểm Resort Tràm Chim (06/12/2019)
- Việt Nam đặt mục tiêu không rác thải nhựa ở khu du lịch (06/12/2019)
- Đà Nẵng và câu chuyện ”theo đuôi doanh nghiệp” trong quy hoạch (05/12/2019)
- Trong bụng con cá nhà táng chết bên bờ biển ở Scotland chứa 100kg rác (04/12/2019)
- Tìm thuốc chữa bệnh từ hoạt chất của các loài nấm (04/12/2019)

Cứ thế này sao dân không thắc mắc!?
(Tin Môi Trường) - Từ chuyện mua nước cao hơn giá bán lẻ, đề xuất lấy gần 200 tỉ đồng từ ngân sách để "trợ giá", đến phát biểu vô căn cứ của giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội..., người ta "hồi tưởng", xâu chuỗi sự kiện và bật ra câu hỏi: Có gì bất thường?

Hội thảo giới thiệu triển lãm “Clean Water Vietnam 2020”
(Tin Môi Trường) - Hội thảo giới thiệu Triển lãm và Hội nghị quốc tế chuyên ngành công nghiệp xử lý nước và bảo vệ môi trường tại Việt Nam - sẽ diễn ra vào ngày 12/12/2019 tại khách sạn Liberty Central Saigon Riverside, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Cà Mau: Hơn 13.500 hộ dân sẽ thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng vì mùa khô đến sớm
(Tin Môi Trường) - Trước dự báo mùa khô năm 2019-2020 đến sớm, UBND tỉnh Cà Mau nhận định, sẽ có khoảng 13.500 hộ dân tại một số khu vực chưa được tiếp cận nguồn nước nối mạng và không có nguồn nước ngầm để khai thác sẽ thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt nghiêm trọng, xảy ra rộng khắp các nơi trong tỉnh. Ngay cả thành phố Cà Mau, khả năng có khoảng 1.000 hộ tại hai xã An Xuyên và Định Bình sẽ thiếu nước sạch sinh hoạt.
.jpg)