Chim bị ruồng bỏ khi nhan sắc tàn phai
(08:34:14 AM 27/06/2012)
Chỏm lông trên đầu là thước đo mức độ hấp dẫn của chim sẻ ngô xanh. Ảnh: rspk.org.uk
Sẻ ngô là loài chim có bộ lông màu xanh da trời và vàng. Chúng sống định cư và phân bố ở châu Âu và Tây Á. Cả con trống và con mái sống chung với nhiều bạn đời trong suốt cuộc đời của chúng. Chỏm lông trên đỉnh đầu chúng phản chiếu tia cực tím. Khả năng phản chiếu tia cực tím càng lớn thì mức độ hấp dẫn của chim càng cao.
Từ thập niên 1970, các nhà điểu học đã biết rằng đa số các loài chim đều có thể cảm nhận được tia cực tím, giống như nhiều loài côn trùng, nhện, cá, bò sát và cả một vài loài có vú (gặm nhấm). Võng mạc của chim có một khác biệt cơ bản: Trong khi ở người chỉ có 3 loại tế bào hình nón nhạy cảm với ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương, loại chim lại có thêm một loại tế bào nhạy cảm với tia cực tím. Vì thế mà cảm nhận của con người về thế giới xung quanh không hề giống chim.
Để tìm hiểu vai trò của “sắc đẹp” đối với đời sống lứa đôi của chim sẻ ngô xanh, một nhóm chuyên gia của Viện Phong tục Konrad Lorenz tại Áo bôi dầu chứa hóa chất chặn tia cực tím vào phần lông trên đỉnh đầu của một số chim mái, AFP đưa tin.
Họ cũng bôi dầu lên lông đầu của một số con chim mái khác, nhưng loại dầu này không chứa hóa chất chặn tia cực tím, để đảm bảo rằng mùi dầu không phải là nguyên nhân khiến con trống xa lánh con mái.
Kết quả cho thấy, sau khi lông trên đầu những con mái mất khả năng phản chiếu tia cực tím, thời gian hoạt động đơn độc của chim trống tăng lên và số lần mang mồi về tổ để nuôi con của chúng cũng giảm.
Tình trạng tương tự không xảy ra ở nhóm chim mái được bôi loại dầu không chứa hóa chất chặn tia cực tím.
“Mức độ phản chiếu tia cực tím của chỏm lông trên đầu chim mái có vai trò lớn đối với sự đầu tư của chim trống vào việc chăm sóc con. Số lần tha mồi về tổ của chim trống sẽ giảm nếu khả năng phản chiếu tia cực tím của chỏm lông trên đầu chim mái giảm”, nhóm nghiên cứu kết luận.
Matteo Griggio, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho hay, những con sẻ ngô đực dành nhiều thời gian hơn cho những hoạt động độc lập, dù chúng thực hiện những hoạt động đó gần tổ của chúng.
“Có lẽ chim trống muốn giữ sức cho con mái khác hấp dẫn hơn trong mùa sinh sản sau”, Griggio nhận xét.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, do sự "háo sắc" của con trống, chim sẻ ngô mái phải dành nhiều thời gian cho việc rỉa lông để duy trì "nhan sắc". Trong môi trường hoang dã, khả năng phản chiếu tia cực tím của lông chim giảm bởi bụi, tình trạng ô nhiễm không khí hoặc sự hiện diện của ký sinh trùng trên cơ thể chim.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Quy y cho cây - hướng tâm trân trọng môi trường
-
Hơn 2.750 tấn ammonium nitrate phát nổ ở Lebanon: Con tàu bị bỏ rơi trở thành “bom hẹn giờ" kinh hoàng
-
Vì sao hạt giống bí ẩn từ Trung Quốc gây ngờ vực ở Mỹ?
-
Lạ lùng nấm như tổ chim, san hô
-
Những con số lột tả sự thật khủng khiếp về đập Tam Hiệp
-
Tại sao đập Tam Hiệp bị gọi là ”hình mẫu của thảm họa”?
-
Chuyện ly kỳ quanh cây dầu rái trên 300 năm tuổi ở An Giang
-
Hang dơi bí mật có thể hé lộ nguồn gốc nCoV
-
Nhà hoạt động môi trường nhí không biết cách nào để về nước
Bài viết mới:
- Khi nào đào tết bị kiểm tra để ngăn buôn bán đào rừng? (25/01/2021)
- Chấm dứt hoạt động Dự án đầu tư sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt (21/01/2021)
- Cảnh sát môi trường TP.HCM đột kích cơ sở chế biến ốc ngâm hóa chất ở Q.8 (21/01/2021)
- VACNE và CRES thống nhất biên soạn cuốn sách có nội dung Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững (21/01/2021)
- Cây Đa đầu tiên của huyện Gia Lộc được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/01/2021)
-
Vinamilk “xông đất” năm mới với lô hàng lớn xuất khẩu đi Trung Quốc (19/01/2021)
-
Giao lưu, tọa đàm văn học Mừng Đảng, mừng Xuân Tân Sửu năm 2021 (19/01/2021)
- Đào rừng hay đào nhà? (18/01/2021)
-
Hình ảnh cây giữa hồ gây chú ý mạng xã hội (17/01/2021)
-
"Cụ thị" gốc chục người ôm không xuể sống qua 8 thế kỷ ở Ninh Bình (17/01/2021)

Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa 
(Tin Môi Trường) - Tới Sa Pa vào khoảng thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của biển mây ở nhiều địa điểm.

Hình ảnh cây giữa hồ gây chú ý mạng xã hội 
(Tin Môi Trường) - Những nhân tố tự nhiên đã tạo nên loạt hình ảnh hư ảo về các cây sự sống "mọc" trên hồ nước ở Australia.

Cây thị thiêng nghìn năm tuổi ở Hà Nội 
(Tin Môi Trường) - Mặc dù trải qua mưa nắng, bom đạn thời chiến tranh, nhưng cả nghìn năm nay cây thị vẫn tươi tốt, tán cây trông như hình con voi khổng lồ, bao trùm lên ngôi đền cổ, tạo nên một không gian cổ kính.
.jpg)