Chính sách - Dự án » Dự án
Nhật Bản hỗ trợ Quảng Ninh phổ biến công nghệ xử lý môi trường nước Vịnh Hạ Long
(22:15:50 PM 16/11/2015)Đây là dự án nhằm cải thiện môi trường nước thông qua việc ứng dụng hệ thống xử lý nước thải độc lập không thu gom, không đảo trộn do các công ty của Nhật Bản hỗ trợ triển khai.
Do đặc thù địa hình nên nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh không thể tiến hành xây dựng, kết nối với hệ thống xử lý nước thải chung. Bởi vậy, việc lắp đặt, sử dụng hệ thống Bio-toilet và hệ thống lọc nước tại các thuyền du lịch trên Vịnh Hạ Long, các khu cầu cảng và các khu vực không được kết nối với hệ thống xử lý chung sẽ góp phần bảo vệ môi trường nước của vịnh được tốt hơn. Trước đó, nằm trong chương trình thử nghiệm, từ tháng 10/2013 đến tháng 2/2014, Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Ninh đã phối hợp với Công ty Seiwa Denko và Chodai (Nhật Bản) lắp đặt 7 nhà vệ sinh sinh học Bio-toilet và 7 hệ thống xử lý nước thải kiểu mới New Johka cho một số hộ dân và địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố Hạ Long, huyện Vân Đồn. Quá trình vận hành thử nghiệm các hệ thống mang lại những đóng góp tích cực trong việc cải thiện môi trường nước tại Vịnh Hạ Long và thay đổi nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
Tiếp nối thành công trên, ngày 16/11, đại diện JICA và tỉnh Quảng Ninh đã ký kết bản ghi nhớ dự án "Khảo sát xác nhận khả năng phổ biến công nghệ của các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực cải thiện môi trường sử dụng hệ thống Bio-toilet và New-Johka". Theo đó, từ nay đến tháng 4/2018, tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với các công ty của Nhật Bản lắp đặt 20 nhà vệ sinh sinh học Bio-toilet trên các tàu thuyền phục vụ tham quan và một số địa điểm công cộng tại thành phố Hạ Long; lắp đặt 11 thiết bị xử lý nước thải kiểu mới New Johka tại cộng đồng dân cư huyện Vân Đồn. Các thiết bị Bio-toilet và New Johka sẽ được theo dõi trong khoảng thời gian 14 tháng nhằm điều chỉnh tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị phù hợp với nhu cầu của địa phương. Dự án thực hiện thành công sẽ góp phần giảm 50% lượng chất gây ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt; giảm thiểu sự phụ thuộc và phân bón hóa học; tăng cường ý thức bảo vệ và bảo tồn môi trường nước thông qua các hoạt động giáo dục môi trường cho cán bộ nhân dân tỉnh Quảng Ninh và cải thiện môi trường nước bằng cách sử dụng một hệ thống bền vững tại khu vực Vịnh Hạ Long.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Đặng Huy Hậu cám ơn JICA và các công ty đến từ Nhật Bản đã ủng hộ tỉnh Quảng Ninh trong công tác bảo vệ môi trường. Ông Đặng Huy Hậu khẳng định tỉnh Quảng Ninh sẽ chỉ đạo hiệu quả các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư hoàn thành các chương trình của dự án, đóng góp tích cực bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhật Bản hỗ trợ Quảng Ninh phổ biến công nghệ xử lý môi trường nước Vịnh Hạ Long
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chấm dứt hoạt động Dự án đầu tư sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt
-
Người dân được xây nhà trên đất quy hoạch
-
Quảng Ngãi chấm dứt 3 dự án bất động sản của Công ty Đất Xanh Miền Trung
-
Dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng bị mất 3.800 lít dầu
-
FLC lấy 174ha đất rừng làm sân golf, Tổng cục Lâm nghiệp cảnh báo
-
Công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng nguy cơ dừng thi công
-
Nghệ An không cấp phép dự án thủy điện mới
-
Hải Phòng hủy dự án tòa tháp 72 tầng của FLC
-
Khách sạn Hilton Sài Gòn chưa được cấp quyết định chủ trương đầu tư
Bài viết mới:
- Đại hội XIII của Đảng: Kỳ vọng tạo bước đột phá trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường (27/01/2021)
- Đại hội XIII của Đảng: Nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai (27/01/2021)
- Dự báo Tết Tân Sửu ấm hơn trung bình nhiều năm (26/01/2021)
- Không tổ chức khai ấn đền Trần năm 2021 (26/01/2021)
- Đại nhạc hội 4D mapping và ánh sáng lần đầu tiên được tổ chức đêm giao thừa (26/01/2021)
- Hàng tỷ con ve sầu sắp trồi lên sau 17 năm ngủ vùi (26/01/2021)
- Khi nào đào tết bị kiểm tra để ngăn buôn bán đào rừng? (25/01/2021)
- Tấm lòng vì môi trường biển đảo của một doanh nhân (23/01/2021)
- Tổng cục Du lịch Việt Nam, MobiFone và UBND tỉnh Hà Giang ký hợp tác phát triển du lịch Hà Giang (21/01/2021)
- Xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu hạn MDF Hòa Bình 200 triệu đồng vì xả thải vượt ngưỡng ra môi trường (21/01/2021)
- Đề án 600 tỉ điều tra cảnh báo sạt lở đất được Bộ TN-MT thực hiện thế nào?
- Khách sạn Hilton Sài Gòn chưa được cấp quyết định chủ trương đầu tư
- Hải Phòng hủy dự án tòa tháp 72 tầng của FLC
- Nghệ An không cấp phép dự án thủy điện mới
- Công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng nguy cơ dừng thi công
- FLC lấy 174ha đất rừng làm sân golf, Tổng cục Lâm nghiệp cảnh báo
- Dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng bị mất 3.800 lít dầu
- Quảng Ngãi chấm dứt 3 dự án bất động sản của Công ty Đất Xanh Miền Trung
- Người dân được xây nhà trên đất quy hoạch
- Chấm dứt hoạt động Dự án đầu tư sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt
- Đề án 600 tỉ điều tra cảnh báo sạt lở đất được Bộ TN-MT thực hiện thế nào?
- Khách sạn Hilton Sài Gòn chưa được cấp quyết định chủ trương đầu tư
- Hải Phòng hủy dự án tòa tháp 72 tầng của FLC
- Nghệ An không cấp phép dự án thủy điện mới
- Công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng nguy cơ dừng thi công
- FLC lấy 174ha đất rừng làm sân golf, Tổng cục Lâm nghiệp cảnh báo
- Dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng bị mất 3.800 lít dầu
- Quảng Ngãi chấm dứt 3 dự án bất động sản của Công ty Đất Xanh Miền Trung
- Người dân được xây nhà trên đất quy hoạch
- Chấm dứt hoạt động Dự án đầu tư sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường tiếp dân 4 ngày trong năm 2021
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trực tiếp tiếp công dân vào 4 ngày trong năm 2021 là ngày 25/3, 24/6, 30/9 và 30/12.

Ra mắt tài liệu “Hướng dẫn thực thi pháp luật về Bảo vệ động vật hoang dã 2020”
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu “Hướng dẫn thực thi pháp luật về Bảo vệ động vật hoang dã 2020”. Tài liệu nhằm hỗ trợ cơ quan chức năng trong quá trình xử lý các vi phạm liên quan đến động vật hoang dã (ĐVHD) và xử lý tang vật sau khi tịch thu hoặc được tự nguyện chuyển giao trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm phát hành tài liệu này (5/2020).
.jpg)